Nguồn vuonhoaphatgiao.com
Vua Trần Nhân Tông người đã kết hợp trong mình một người anh hùng võ công hiển hách ( hai lần đánh bại quân Nguyên – Mông ) với một đức Phật từ bi, cốt cách thanh tao. Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc triết lý của một Phật giáo đã đủ thời gian hoà nhập với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc Việt.
Phật giáo du nhập các quốc gia ở Đông Nam Á từ rất sớm và nhanh chóng trở thành bộ phận văn hóa các dân tộc. Rồi như một quá trình tất yếu, trong khoảng thế kỷ X đến thế kỷ XIV, Phật giáo lại có chức năng là hệ tư tưởng chính thống tiêu biểu cho ý thức quốc gia, tinh thần độc lập tự chủ của một làn sóng hình thành quốc gia dân tộc. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ trên toàn khu vực ĐNÁ, mà Phật giáo có vai trò quan trọng trong việc định hình cấu trúc tư tưởng mới với một thiết chế văn hóa mới.
Ở Việt Nam, thời đại Lý – Trần, Phật giáo cũng góp phần đặc biệt vào việc khẳng định “ cái tôi của dân tộc”, có vai trò quan trọng trong việc tôn vinh trí tuệ, sức mạnh, bản lĩnh, vị thế và tầm vóc của quốc gia Đại việt trên thế giới.
Trên phương diện tư tưởng, Phật giáo Lý - Trần rất được đề cao, coi trọng, từ Lý Công Uẩn đến các ông vua cuối triều Trần đều coi Phật giáo là nền tảng tinh thần của xã hội. Nếu “ Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm Tăng hơn nghìn người ở Kinh sư” thì Trần Thái Tông đã khẳng định: “ Phương tiện dẫn dụ đám người mê muội, con đường tắt sáng tỏ lẽ tử sinh, ấy là đại giáo của đức Phật.
Đặt mực thước cho hậu thế, làm khuôn mẫu cho tương lai, ấy là trách nhiệm của tiên thánh. Cho nên Lục tổ có nói: “ Bậc đại thánh và đại sư thời trước không khác gì nhau”. Như thế đủ biết đại giáo của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời, thế thì nay lẽ nào Trẫm không coi trách nhiệm của tiên thánh là trách nhiệm của mình, giáo lý của đức phật là giáo lý của mình ư!”. Nếu dưới thời Lý, vị thế chính thống của Phật giáo biểu hiện ở văn hóa vật thể qua “ tứ đại khí”, ( Tháp Báo Thiên,Tượng Quỳnh Lâm, chùa Phổ Minh và chuông Qui điền) thì Thời trần là thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - một hình thức văn hóa tinh thần bậc cao trong xã hội.
Cần phải thừa nhận rằng, trong cấu trúc tư tưởng thời kỳ này, các tín ngưỡng dân gian, Nho giáo, Đạo giáo vẫn tồn tại và sự ảnh hưởng của chúng đền đời sống xã hội được thể hiện ở những hình thức dung hợp tam giáo ( Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo ), một hiện tượng khá phổ biến trong lịch sử tư tưởng của các dân tộc Đông Á. Hiện tượng tam giáo đồng nguyên thời Lý – Trần là một hiện tượng triết học – tôn giáo, đó là một tổ hợp của ba hệ thống tư tưởng khác nhau, liên kết, pha trộn với nhau một cách tạm thời, không bền vững, nhưng lại ràng buộc với nhau bởi những nhu cầu chính trị, văn hoá trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể, trong đó, Phật giáo là nhân tố trung tâm qui định cấu trúc tư tưởng đó, là cơ sở triết học - tôn giáo của hiện tượng tam giáo đồng nguyên thời Lý - Trần. Có thể khẳng định như vậy vì những lý do sau:
1. Thời Lý – Trần, là giai đoạn phát triển đặc biệt trong lịch sử Việt Nam với sứ mệnh lịch sử là xây dựng và đấu tranh bảo vệ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc. Đây là nhiệm vụ chính trị mang tính sống còn của quốc gia dân tộc, vì thế mọi hoạt động trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội đều tập trung về một mục đích, qui tụ theo một ý chí thống nhất để giải quyết mâu thuẫn chủ yếu – mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với quân xâm lược Phương Bắc.Để giải quyết mâu thuẫn trên, quyết sách chiến lược của nhà Lý – Trần là thân dân, khoan hoà, cởi mở và dân chủ, quan tâm đến mọi tầng lớp xã hội đê đoàn kết toàn dân tạo thành sức mạnh tổng hợp nhằm
xây dựng và bảo vệ quốc gia dân tộc. Trong không gian văn hoá, chính trị xã hội đó, Phật giáo Lý – Trần đã đáp ứng được những yêu cầu, quyết sách trên của xã hội và trở thành chỗ dựa tinh thần toàn xã hội, đối lập với truyền thống độc tôn Nho giáo ở phương Bắc và khác biệt hoàn toàn với hiện tượng đồng qui tam giáo ở các nước Đông Á theo thuyết “ tam giáo qui nhất” của Vương Sung ( 27 – 100 ) và “ Thống hợp Nho Thích “ của Liễu Tông Nguyên ( 773 – 819) ( 3)
2. Hiện tượng tam giáo đồng nguyên thời Lý – Trần bao trùm gần như toàn bộ đời sống tinh thần xã hội, một mặt, nó phản ánh những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, mặt khác nó lại nằm trong mối quan hệ tương tác với các hình thái ý thức xã hội, đặc biệt là triết học, tôn giáo. Tiếp cận vào những mối quan hệ này giúp ta hiểu và giải thích được tại sao Phật giáo lại là nhân tố trung tâm của tổ hợp tam giáo thời kỳ này? Vì sao Phật giáo Lý – Trần lại có thể qui định, làm mềm hoá các quan điểm của Nho giáo, Đạo giáo? Vì sao Phật giáo Lý -Trần lại có thể tiếp nhận các yếu tố tích cực, hợp lý vào trong tam giáo? Trước hết phải nói đền vai trò của các nhà tư tưởng, những nhân cách lớn của Phật giáo thời này như: Thiền sư Định Không ( 730 – 808 )” am hiểu sâu sắc vận số, thế cuộc”, Thiền sư Pháp thuận ( 914 – 990 ) “ học rộng, có tài phò vua, hiểu rõ thế cuộc đương thời”, Thiền sư Vạn Hạnh ( ? – 1018 )” học thông tam giáo, đọc kỹ trăm nhà”. Họ là những trí thức đương thời, tiêu biểu cho tầng lớp tinh hoa của dân tộc lúc đó.
Họ đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp xây dựng quốc gia dân tộc. Song để đưa triết lý Phật giáo trở thành nền tảng, hạt nhân, cơ sở triết học – tôn giáo của tổ hợp tư tưởng tam giáo và toàn bộ đời sống tinh thần xã hội thời Đại Việt, không thể không nói đến 3 nhà tư tưởng lớn, 3 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời Phật giáo Việt Nam lúc đó: Trần Thái Tông, ( 1218 – 1277 ), Tuệ Trung Thượng Sỹ ( 1230 – 1291 )và Trần Nhân Tông ( 1258 – 1308 ) ). Tư tưởng của Trần Thái Tông được xem là tập đại thành đầu tiên của Phật giáo Việt Nam và là nền móng cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Những triết lý trong tác phẩm triết học Phật giáo “ Khoá Hư lục” của ông với bao khát khao tìm tòi chân lý sau những nỗi đau thế thái nhân tình đã được thể hiện một cách chân thành như: máu chảy đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên từng trang giấy”.
Ở một phương diện khác, Tuệ Trung Thượng Sỹ đã bổ sung, làm sáng rõ triết lý giải thoát của Nhà Phật theo tuyền thống văn hoá Việt Nam. Ông được xem là “ ngọn đuốc sáng nhất của thiền học đời Trần ..” là người thấu suốt đền cội nguồn của tâm tính, tột cùng của trí tuệ”nhưng ông lại đề cao tự do với tinh thần phóng khoáng tiêu dao. Ông vừa trung thành với yếu chỉ của Thiền học nhưng lại biết vượt lên tất cả, cả giới luật, Phật pháp để giữ cho mình lẽ sống vừa ung dung tự tại, tiêu dao thoát tục vừa sống sôi nổi mạnh mẽ của người anh hùng vào sinh ra tử coi sự sống chết tựa hòn bọt con. Tuệ trung Thượng Sỹ là một Thiền sư có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm những bài thơ mượt mà, hơi buồn và mơ mộng của ông như từ thế giới thánh thiện rơi xuống làm chất thiền nơi ông càng lung linh, bay bổng, trong suốt. Có thể thấy triết lý giải thoát của Tuệ Trung Thượng Sỹ như một mâu thuẫn bất khả giữa cuộc đời bình thường đầy tục luỵ với thế giới thánh thiện, siêu thoát. Song tư tưởng của ông như một giấc mơ từ tấm lòng nhân hậu, tinh khiết, cố hoà tan tất cả, vượt lên tất cả để đạt đến cõi tự do tuyệt đối mà cứu cánh là Thiền.
Có quan điểm cho rằng tư tưởng giải thoát của Tuệ Trung Thượng Sỹ mang dáng dấp phóng khoáng, tiêu dao và ngang tàng của Trang Tử , chúng tôi cho rằng Thiền của Tuệ Trung Thượng Sỹ khác về căn bản “ Tiêu dao du” của Trang Tử. Nếu như Trang Tử cố tình xa lánh đời thường, sống, hành động theo thuyết vô vi, trong sạch cho riêng mình thì Tuệ Trung Thượng Sỹ nhập cuộc và sống hết mình với đời, tuỳ tục, bình dị mà không lập dị. Nếu như Trang Tử thản nhiên đến lạnh lùng với tất cả, thì Tuệ Trung Thượng Sỹ lại ung dung tự tại phóng khoáng mà đầy lòng nhân hậu. Có lẽ vì thế mà Trần Nhân Tông ca ngợi thiền của Tuệ Trung Thượng Sỹ “ vừa mạnh bạo khác thường, vừa cao siêu huyền diệu .. như gió mát trăng thanh”
Vua Trần Nhân Tông người đã kết hợp trong mình một người anh hùng võ công hiển hách ( hai lần đánh bại quân Nguyên – Mông ) với một đức phật từ bi, cốt cách thanh tao. Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc triết lý của một Phật giáo đã đủ thời gian hoà nhập với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộcViệt. Vì vậy, triết lý của ông không theo tinh thần xuất thế mà là nhập thế tích cực.
Trên phương diện xã hội và tư tưởng, ông luôn là trung tâm của sự đoàn kết, biểu tượng của sức mạnh văn hoá, tinh thần và ý chí độc lập tự chủ mãnh liệt của dân tộc.Trong cuộc đời mình, dù làm vua hay làm giáo chủ, Trần Nhân Tông đều dốc lòng, hết sức cho quốc gia xã tắc. Ông đã sống và làm việc hết mình cho đời và đạo. Triết lý Thiền của ông thấm đẫm truyền thống yêu nước, ý thức đoàn kết cộng đồng, tinh thần độc lập dân tộc. Đóng góp lớn nhất của ông cho triết lý Phật giáo thời Đại Việt là: vấn đề sinh, tử - một trong những vấn đề trọng tâm của triết học Phật giáo nhưng lại rất gần gũi với đời thường
Trần Nhân Tông cho rằng, cần chấp nhận sinh tử như một lẽ thường nhiên với một thái độ tích cực là không lầm và chấp vào cái huyền ảo của sinh tử, không chạy trốn sinh tử mà lấy chính nó là cơ sở, môi trường hành đạo. Theo ông, “ tuỳ duyên mà hành đạo”, sống tuỳ tục, trộn lẫn với đời thường, cũng chính là sống hành động với cái tâm hướng thượng. Sự giác ngộ cần phải thực hiện ngay trong vòng sinh tử. Thiền gia chỉ đắc đạo ngay giữa đời thường , như hoa sen thanh cao nơi thấp ướt bùn lầy. Có lẽ vì thế mà việc sinh tử của Trần Nhân Tông đã đạt đến độ “ muốn ở thì ở muốn đi thì đi”. Chúng ta có thể thấy điều này trong đoạn đối thoại của ông với người đệ tử gần gũi nhất của ông
“ ngày 21 Bảo Sát đền nơi. Điều Ngự trông thấy cười mà nói: “ Ngươi sao muộn thế? Ta sắp đi rồi.Trong Phật pháp có gì chưa hiểu thì mau hỏi đi”. Bảo Sát nói: “ Khi Mã Tổ Đại Sư bệnh” vị Viện chủ hỏi: “ gần đây tôn vị thế nào?Mã Tổ đáp: “ Ngày đối diện Phật, đêm đối diện Phật “. Ý ấy thế nào? Điều ngự lớn tiếng : “ Ngũ Đế và Tam Hoàng là vật gì?”. Đây cũng chính là lời giải sinh, tử nổi tiếng của Thiền sư Tuyết Đậu sau 20 năm đắng cay, nghiền ngẫm câu nói kỳ đặc của Mã Tổ”.
Trong lĩnh vực văn học, Trần Nhân Tông là nhà thơ với tình yêu thiên nhiên đến đắm đuối, trong các bài thơ của ông hầu như không có các thuật ngữ, điển tích của Thiền nhưng lại ngấm đầy triết lý của Thiền, như bài thơ “ Cảnh xuân”:
Chim nhẩn nha kêu liễu trổ dày
“Vận nước như dây quấn
Hành hương về thời đại hừng hực hào khí của một dân tộc độc lập, có chủ quyền lãnh thổ, một thời kỳ “ muôn họ hát vui thời thịnh trị (triệu tính âu ca lạc thịnh thì), văn vật càng thêm rõ ràng, từ chương nảy nở như rừng”(10) chúng tôi càng thấm thía cái triết lý muôn đời đã được đúc kết từ bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta: để trường tồn, phát triển trên mảnh đất đầy hiểm hoạ xâm lăng và có nguy cơ bị đồng hoá, chỉ có sức mạnh của văn hoá, sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc mới có thể chiến thắng kẻ thù xâm lược, chiến thắng chính bản thân mình để khẳng định vị thế, tầm vóc dân tộc. triết lý đó vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh thế giới và Việt Nam hiện nay.
Vua Trần Nhân Tông người đã kết hợp trong mình một người anh hùng võ công hiển hách ( hai lần đánh bại quân Nguyên – Mông ) với một đức Phật từ bi, cốt cách thanh tao. Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc triết lý của một Phật giáo đã đủ thời gian hoà nhập với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc Việt.
Phật giáo du nhập các quốc gia ở Đông Nam Á từ rất sớm và nhanh chóng trở thành bộ phận văn hóa các dân tộc. Rồi như một quá trình tất yếu, trong khoảng thế kỷ X đến thế kỷ XIV, Phật giáo lại có chức năng là hệ tư tưởng chính thống tiêu biểu cho ý thức quốc gia, tinh thần độc lập tự chủ của một làn sóng hình thành quốc gia dân tộc. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ trên toàn khu vực ĐNÁ, mà Phật giáo có vai trò quan trọng trong việc định hình cấu trúc tư tưởng mới với một thiết chế văn hóa mới.
Ở Việt Nam, thời đại Lý – Trần, Phật giáo cũng góp phần đặc biệt vào việc khẳng định “ cái tôi của dân tộc”, có vai trò quan trọng trong việc tôn vinh trí tuệ, sức mạnh, bản lĩnh, vị thế và tầm vóc của quốc gia Đại việt trên thế giới.
Trên phương diện tư tưởng, Phật giáo Lý - Trần rất được đề cao, coi trọng, từ Lý Công Uẩn đến các ông vua cuối triều Trần đều coi Phật giáo là nền tảng tinh thần của xã hội. Nếu “ Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm Tăng hơn nghìn người ở Kinh sư” thì Trần Thái Tông đã khẳng định: “ Phương tiện dẫn dụ đám người mê muội, con đường tắt sáng tỏ lẽ tử sinh, ấy là đại giáo của đức Phật.
Đặt mực thước cho hậu thế, làm khuôn mẫu cho tương lai, ấy là trách nhiệm của tiên thánh. Cho nên Lục tổ có nói: “ Bậc đại thánh và đại sư thời trước không khác gì nhau”. Như thế đủ biết đại giáo của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời, thế thì nay lẽ nào Trẫm không coi trách nhiệm của tiên thánh là trách nhiệm của mình, giáo lý của đức phật là giáo lý của mình ư!”. Nếu dưới thời Lý, vị thế chính thống của Phật giáo biểu hiện ở văn hóa vật thể qua “ tứ đại khí”, ( Tháp Báo Thiên,Tượng Quỳnh Lâm, chùa Phổ Minh và chuông Qui điền) thì Thời trần là thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - một hình thức văn hóa tinh thần bậc cao trong xã hội.
Cần phải thừa nhận rằng, trong cấu trúc tư tưởng thời kỳ này, các tín ngưỡng dân gian, Nho giáo, Đạo giáo vẫn tồn tại và sự ảnh hưởng của chúng đền đời sống xã hội được thể hiện ở những hình thức dung hợp tam giáo ( Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo ), một hiện tượng khá phổ biến trong lịch sử tư tưởng của các dân tộc Đông Á. Hiện tượng tam giáo đồng nguyên thời Lý – Trần là một hiện tượng triết học – tôn giáo, đó là một tổ hợp của ba hệ thống tư tưởng khác nhau, liên kết, pha trộn với nhau một cách tạm thời, không bền vững, nhưng lại ràng buộc với nhau bởi những nhu cầu chính trị, văn hoá trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể, trong đó, Phật giáo là nhân tố trung tâm qui định cấu trúc tư tưởng đó, là cơ sở triết học - tôn giáo của hiện tượng tam giáo đồng nguyên thời Lý - Trần. Có thể khẳng định như vậy vì những lý do sau:
1. Thời Lý – Trần, là giai đoạn phát triển đặc biệt trong lịch sử Việt Nam với sứ mệnh lịch sử là xây dựng và đấu tranh bảo vệ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc. Đây là nhiệm vụ chính trị mang tính sống còn của quốc gia dân tộc, vì thế mọi hoạt động trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội đều tập trung về một mục đích, qui tụ theo một ý chí thống nhất để giải quyết mâu thuẫn chủ yếu – mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với quân xâm lược Phương Bắc.Để giải quyết mâu thuẫn trên, quyết sách chiến lược của nhà Lý – Trần là thân dân, khoan hoà, cởi mở và dân chủ, quan tâm đến mọi tầng lớp xã hội đê đoàn kết toàn dân tạo thành sức mạnh tổng hợp nhằm
xây dựng và bảo vệ quốc gia dân tộc. Trong không gian văn hoá, chính trị xã hội đó, Phật giáo Lý – Trần đã đáp ứng được những yêu cầu, quyết sách trên của xã hội và trở thành chỗ dựa tinh thần toàn xã hội, đối lập với truyền thống độc tôn Nho giáo ở phương Bắc và khác biệt hoàn toàn với hiện tượng đồng qui tam giáo ở các nước Đông Á theo thuyết “ tam giáo qui nhất” của Vương Sung ( 27 – 100 ) và “ Thống hợp Nho Thích “ của Liễu Tông Nguyên ( 773 – 819) ( 3)
2. Hiện tượng tam giáo đồng nguyên thời Lý – Trần bao trùm gần như toàn bộ đời sống tinh thần xã hội, một mặt, nó phản ánh những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, mặt khác nó lại nằm trong mối quan hệ tương tác với các hình thái ý thức xã hội, đặc biệt là triết học, tôn giáo. Tiếp cận vào những mối quan hệ này giúp ta hiểu và giải thích được tại sao Phật giáo lại là nhân tố trung tâm của tổ hợp tam giáo thời kỳ này? Vì sao Phật giáo Lý – Trần lại có thể qui định, làm mềm hoá các quan điểm của Nho giáo, Đạo giáo? Vì sao Phật giáo Lý -Trần lại có thể tiếp nhận các yếu tố tích cực, hợp lý vào trong tam giáo? Trước hết phải nói đền vai trò của các nhà tư tưởng, những nhân cách lớn của Phật giáo thời này như: Thiền sư Định Không ( 730 – 808 )” am hiểu sâu sắc vận số, thế cuộc”, Thiền sư Pháp thuận ( 914 – 990 ) “ học rộng, có tài phò vua, hiểu rõ thế cuộc đương thời”, Thiền sư Vạn Hạnh ( ? – 1018 )” học thông tam giáo, đọc kỹ trăm nhà”. Họ là những trí thức đương thời, tiêu biểu cho tầng lớp tinh hoa của dân tộc lúc đó.
Họ đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp xây dựng quốc gia dân tộc. Song để đưa triết lý Phật giáo trở thành nền tảng, hạt nhân, cơ sở triết học – tôn giáo của tổ hợp tư tưởng tam giáo và toàn bộ đời sống tinh thần xã hội thời Đại Việt, không thể không nói đến 3 nhà tư tưởng lớn, 3 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời Phật giáo Việt Nam lúc đó: Trần Thái Tông, ( 1218 – 1277 ), Tuệ Trung Thượng Sỹ ( 1230 – 1291 )và Trần Nhân Tông ( 1258 – 1308 ) ). Tư tưởng của Trần Thái Tông được xem là tập đại thành đầu tiên của Phật giáo Việt Nam và là nền móng cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Những triết lý trong tác phẩm triết học Phật giáo “ Khoá Hư lục” của ông với bao khát khao tìm tòi chân lý sau những nỗi đau thế thái nhân tình đã được thể hiện một cách chân thành như: máu chảy đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên từng trang giấy”.
Ở một phương diện khác, Tuệ Trung Thượng Sỹ đã bổ sung, làm sáng rõ triết lý giải thoát của Nhà Phật theo tuyền thống văn hoá Việt Nam. Ông được xem là “ ngọn đuốc sáng nhất của thiền học đời Trần ..” là người thấu suốt đền cội nguồn của tâm tính, tột cùng của trí tuệ”nhưng ông lại đề cao tự do với tinh thần phóng khoáng tiêu dao. Ông vừa trung thành với yếu chỉ của Thiền học nhưng lại biết vượt lên tất cả, cả giới luật, Phật pháp để giữ cho mình lẽ sống vừa ung dung tự tại, tiêu dao thoát tục vừa sống sôi nổi mạnh mẽ của người anh hùng vào sinh ra tử coi sự sống chết tựa hòn bọt con. Tuệ trung Thượng Sỹ là một Thiền sư có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm những bài thơ mượt mà, hơi buồn và mơ mộng của ông như từ thế giới thánh thiện rơi xuống làm chất thiền nơi ông càng lung linh, bay bổng, trong suốt. Có thể thấy triết lý giải thoát của Tuệ Trung Thượng Sỹ như một mâu thuẫn bất khả giữa cuộc đời bình thường đầy tục luỵ với thế giới thánh thiện, siêu thoát. Song tư tưởng của ông như một giấc mơ từ tấm lòng nhân hậu, tinh khiết, cố hoà tan tất cả, vượt lên tất cả để đạt đến cõi tự do tuyệt đối mà cứu cánh là Thiền.
Có quan điểm cho rằng tư tưởng giải thoát của Tuệ Trung Thượng Sỹ mang dáng dấp phóng khoáng, tiêu dao và ngang tàng của Trang Tử , chúng tôi cho rằng Thiền của Tuệ Trung Thượng Sỹ khác về căn bản “ Tiêu dao du” của Trang Tử. Nếu như Trang Tử cố tình xa lánh đời thường, sống, hành động theo thuyết vô vi, trong sạch cho riêng mình thì Tuệ Trung Thượng Sỹ nhập cuộc và sống hết mình với đời, tuỳ tục, bình dị mà không lập dị. Nếu như Trang Tử thản nhiên đến lạnh lùng với tất cả, thì Tuệ Trung Thượng Sỹ lại ung dung tự tại phóng khoáng mà đầy lòng nhân hậu. Có lẽ vì thế mà Trần Nhân Tông ca ngợi thiền của Tuệ Trung Thượng Sỹ “ vừa mạnh bạo khác thường, vừa cao siêu huyền diệu .. như gió mát trăng thanh”
Vua Trần Nhân Tông người đã kết hợp trong mình một người anh hùng võ công hiển hách ( hai lần đánh bại quân Nguyên – Mông ) với một đức phật từ bi, cốt cách thanh tao. Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc triết lý của một Phật giáo đã đủ thời gian hoà nhập với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộcViệt. Vì vậy, triết lý của ông không theo tinh thần xuất thế mà là nhập thế tích cực.
Trên phương diện xã hội và tư tưởng, ông luôn là trung tâm của sự đoàn kết, biểu tượng của sức mạnh văn hoá, tinh thần và ý chí độc lập tự chủ mãnh liệt của dân tộc.Trong cuộc đời mình, dù làm vua hay làm giáo chủ, Trần Nhân Tông đều dốc lòng, hết sức cho quốc gia xã tắc. Ông đã sống và làm việc hết mình cho đời và đạo. Triết lý Thiền của ông thấm đẫm truyền thống yêu nước, ý thức đoàn kết cộng đồng, tinh thần độc lập dân tộc. Đóng góp lớn nhất của ông cho triết lý Phật giáo thời Đại Việt là: vấn đề sinh, tử - một trong những vấn đề trọng tâm của triết học Phật giáo nhưng lại rất gần gũi với đời thường
Trần Nhân Tông cho rằng, cần chấp nhận sinh tử như một lẽ thường nhiên với một thái độ tích cực là không lầm và chấp vào cái huyền ảo của sinh tử, không chạy trốn sinh tử mà lấy chính nó là cơ sở, môi trường hành đạo. Theo ông, “ tuỳ duyên mà hành đạo”, sống tuỳ tục, trộn lẫn với đời thường, cũng chính là sống hành động với cái tâm hướng thượng. Sự giác ngộ cần phải thực hiện ngay trong vòng sinh tử. Thiền gia chỉ đắc đạo ngay giữa đời thường , như hoa sen thanh cao nơi thấp ướt bùn lầy. Có lẽ vì thế mà việc sinh tử của Trần Nhân Tông đã đạt đến độ “ muốn ở thì ở muốn đi thì đi”. Chúng ta có thể thấy điều này trong đoạn đối thoại của ông với người đệ tử gần gũi nhất của ông
“ ngày 21 Bảo Sát đền nơi. Điều Ngự trông thấy cười mà nói: “ Ngươi sao muộn thế? Ta sắp đi rồi.Trong Phật pháp có gì chưa hiểu thì mau hỏi đi”. Bảo Sát nói: “ Khi Mã Tổ Đại Sư bệnh” vị Viện chủ hỏi: “ gần đây tôn vị thế nào?Mã Tổ đáp: “ Ngày đối diện Phật, đêm đối diện Phật “. Ý ấy thế nào? Điều ngự lớn tiếng : “ Ngũ Đế và Tam Hoàng là vật gì?”. Đây cũng chính là lời giải sinh, tử nổi tiếng của Thiền sư Tuyết Đậu sau 20 năm đắng cay, nghiền ngẫm câu nói kỳ đặc của Mã Tổ”.
Trong lĩnh vực văn học, Trần Nhân Tông là nhà thơ với tình yêu thiên nhiên đến đắm đuối, trong các bài thơ của ông hầu như không có các thuật ngữ, điển tích của Thiền nhưng lại ngấm đầy triết lý của Thiền, như bài thơ “ Cảnh xuân”:
Chim nhẩn nha kêu liễu trổ dày
Thềm hoa chiều rợp bóng mây bay
Khác vào chẳng hỏi chuyện nhân thế
Cùng tựa lan can nhìn núi mây ( Huệ Chi dịch )
Thơ của Trần Nhân Tông ít dùng Thiền Ngữ để biểu hiện sức mạnh tâm linh như Tuệ Trung Thượng Sỹ, cũng ít sử dụng thuật ngữ, điển tích Trung Hoa như Trần Thái Tông mà chủ yếu là những lời thơ bình dị, mộc mạc song đầy cảm xúc. Đọc thơ ông, ta cảm nhận được sự dung dị, trong trẻo, hồn nhiên rất gần gũi với ngôn ngữ, tính cách con người Việt Nam. Cần nói thêm rằng, Trần Nhân Tông đã dùng chữ nôm để trình bày tư tưởng của mình trong phần cuối bài:” Cư trần lạc đạo”. Ông đã thể hiện rõ ý thức thoát khỏi ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa để khẳng định tính độc lập về tư tưởng và văn hoá của Đại Việt.
Trên phương diện xã hội, từ triều đại nhà Lý đến vương triều nhà Trần, Phật giáo là chỗ dựa cho việc tổ chức một xã hội mới đoàn kết, cởi mở
Một nền chính trị ổn định và sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hoá giáo dục. Với ý thức độc lập tự chủ, thời Đại Việt, xã hội được tổ chức theo mô hình thống nhất với 3 thành tố cơ bản: Gia đình – làng xóm – quốc gia. Ba nhân tố này đều có vai trò tương đối độc lập và đôi khi mâu thuẫn nhau như: tính tự trị của làng xã khá mạnh do phong tục, tập quan lâu đời của nó. Truyền thống gia đình, dòng tộc gắn liền với nền kinh tế tiểu nông vẫn “ là định chế lâu đời nhất và ít thay đổi nhất” và nó vẫn là “cái gốc của cả nước và thiên hạ”.
Nhà nước Lý – Trần với bộ luật Hình Thư và Hình Luật thể hiện được quyền lực của nhà Nước trung ương tập quyền song vẫn chưa thực sự can thiệp được vào nội bộ các làng xã, vần còn “ Phép vua thua lệ làng”. Phật giáo góp phần vào việc liên kết, thống nhất 3 nhân tố này, để tạo cơ sở xã hội cho sự đoàn kết toàn dân, lịch sử đã chứng minh điều đó qua những chiến thắng oanh liệt trước các thế lực ngoại xâm hùng mạnh. Biểu tượng tập trung nhất của sự đóng góp Phật giáo đối với đời sống xã hội thời Đại Việt là Kinh đô Thăng Long – Hà nội. Với quyết định rất nhanh của Lý Công Uẩn, thành Đại La trở thành Kinh đô và là một trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá
Của cả nước, đây là bước đổi mới về tư duy của Lý công Uẩn, bởi các đời Vua trước, với tư duy quân sự, thường chọn Hoa Lư là kinh đô, một nơi rất hiểm trở, thuận tiện cho việc phòng thủ, chống lại các thế lực xâm lăng. Có lẽ Lý Công Uẩn cho rằng nhân tố, sức mạnh của một quốc gia không chỉ nằm ở phương diện quân sự mà còn là sức mạnh của văn hoá. Thăng long không chỉ linh thiêng về Phong thuỷ ( Rồng cuốn, Hổ ngồi) mà còn là nơi hội tụ, phát tiết tâm linh văn hoá, tinh thần đoàn kết toàn dân, là biểu tượng của sức mạnh văn hoá Đại Việt, mà hạt nhân là văn hoá Phật giáo, vẫn còn âm vang đâu đây đường lối trị nước của Nhà sư Pháp Thuận:
Khác vào chẳng hỏi chuyện nhân thế
Cùng tựa lan can nhìn núi mây ( Huệ Chi dịch )
Thơ của Trần Nhân Tông ít dùng Thiền Ngữ để biểu hiện sức mạnh tâm linh như Tuệ Trung Thượng Sỹ, cũng ít sử dụng thuật ngữ, điển tích Trung Hoa như Trần Thái Tông mà chủ yếu là những lời thơ bình dị, mộc mạc song đầy cảm xúc. Đọc thơ ông, ta cảm nhận được sự dung dị, trong trẻo, hồn nhiên rất gần gũi với ngôn ngữ, tính cách con người Việt Nam. Cần nói thêm rằng, Trần Nhân Tông đã dùng chữ nôm để trình bày tư tưởng của mình trong phần cuối bài:” Cư trần lạc đạo”. Ông đã thể hiện rõ ý thức thoát khỏi ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa để khẳng định tính độc lập về tư tưởng và văn hoá của Đại Việt.
Trên phương diện xã hội, từ triều đại nhà Lý đến vương triều nhà Trần, Phật giáo là chỗ dựa cho việc tổ chức một xã hội mới đoàn kết, cởi mở
Một nền chính trị ổn định và sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hoá giáo dục. Với ý thức độc lập tự chủ, thời Đại Việt, xã hội được tổ chức theo mô hình thống nhất với 3 thành tố cơ bản: Gia đình – làng xóm – quốc gia. Ba nhân tố này đều có vai trò tương đối độc lập và đôi khi mâu thuẫn nhau như: tính tự trị của làng xã khá mạnh do phong tục, tập quan lâu đời của nó. Truyền thống gia đình, dòng tộc gắn liền với nền kinh tế tiểu nông vẫn “ là định chế lâu đời nhất và ít thay đổi nhất” và nó vẫn là “cái gốc của cả nước và thiên hạ”.
Nhà nước Lý – Trần với bộ luật Hình Thư và Hình Luật thể hiện được quyền lực của nhà Nước trung ương tập quyền song vẫn chưa thực sự can thiệp được vào nội bộ các làng xã, vần còn “ Phép vua thua lệ làng”. Phật giáo góp phần vào việc liên kết, thống nhất 3 nhân tố này, để tạo cơ sở xã hội cho sự đoàn kết toàn dân, lịch sử đã chứng minh điều đó qua những chiến thắng oanh liệt trước các thế lực ngoại xâm hùng mạnh. Biểu tượng tập trung nhất của sự đóng góp Phật giáo đối với đời sống xã hội thời Đại Việt là Kinh đô Thăng Long – Hà nội. Với quyết định rất nhanh của Lý Công Uẩn, thành Đại La trở thành Kinh đô và là một trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá
Của cả nước, đây là bước đổi mới về tư duy của Lý công Uẩn, bởi các đời Vua trước, với tư duy quân sự, thường chọn Hoa Lư là kinh đô, một nơi rất hiểm trở, thuận tiện cho việc phòng thủ, chống lại các thế lực xâm lăng. Có lẽ Lý Công Uẩn cho rằng nhân tố, sức mạnh của một quốc gia không chỉ nằm ở phương diện quân sự mà còn là sức mạnh của văn hoá. Thăng long không chỉ linh thiêng về Phong thuỷ ( Rồng cuốn, Hổ ngồi) mà còn là nơi hội tụ, phát tiết tâm linh văn hoá, tinh thần đoàn kết toàn dân, là biểu tượng của sức mạnh văn hoá Đại Việt, mà hạt nhân là văn hoá Phật giáo, vẫn còn âm vang đâu đây đường lối trị nước của Nhà sư Pháp Thuận:
“Vận nước như dây quấn
Trời Nam ôm thái bình
Đạo đức ngự cung điện
Muôn xứ hết đao binh”
Đạo đức ngự cung điện
Muôn xứ hết đao binh”
Hành hương về thời đại hừng hực hào khí của một dân tộc độc lập, có chủ quyền lãnh thổ, một thời kỳ “ muôn họ hát vui thời thịnh trị (triệu tính âu ca lạc thịnh thì), văn vật càng thêm rõ ràng, từ chương nảy nở như rừng”(10) chúng tôi càng thấm thía cái triết lý muôn đời đã được đúc kết từ bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta: để trường tồn, phát triển trên mảnh đất đầy hiểm hoạ xâm lăng và có nguy cơ bị đồng hoá, chỉ có sức mạnh của văn hoá, sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc mới có thể chiến thắng kẻ thù xâm lược, chiến thắng chính bản thân mình để khẳng định vị thế, tầm vóc dân tộc. triết lý đó vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh thế giới và Việt Nam hiện nay.
PGS.TS Trương Văn Chung
Trung tâm nghiên cứu tôn giáo
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trung tâm nghiên cứu tôn giáo
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét