Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Đại đức trẻ lập câu lạc bộ giúp người

GN - Có những hôm đi công tác Phật sự, trên đường lúc nửa đêm, ngó bên đường nhìn thấy những người ăn xin, ngủ vỉa hè, mưa gió không có chỗ trú, có nhiều người nằm vật vã ngủ mà bụng đói meo - thấy thương, ĐĐ.Minh Thành trăn trở mãi và muốn làm gì đó để chia sẻ với họ.
Thời gian ngắn sau đó, Đại đức quyết định dùng tiền Phật tử cúng dường, gói ghém, cùng các bạn trẻ nấu cơm, hủ tiếu để tặng cho những mảnh đời vô gia cư. CLB Dấu chân Từ bi được ra đời từ duyên lành như thế. 

anh bai Khanh Vy.JPG

Share:

Chùa Minh Quang: gần 1 tỷ đồng làm từ thiện

25/03/2016 16:36 (GMT+7)
GNO - Chùa Minh Quang thuộc TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai vừa tổ chức chuyến công tác từ thiện tại xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

 Thanh nhat (2).JPG
Chùa Minh Quang tặng quà từ thiện tại xã Ayun huyện Chư Sê
Share:

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Những câu nói nổi tiếng của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thứ năm, 27/11/2014, 10:53 (GMT+7)
(Văn hóa) - Gần cả cuộc đời dành cho nghiên cứu và truyền bá Phật pháp, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đúc kết ra triết lý sống, thể hiện trong những câu nói giàu tính suy tưởng và chiêm nghiệm, khiến người ta nhớ mãi.
Pháp môn Làng Mai đầu tuần này ra thông báo cho biết sức khỏe của Thiền sư Thích Nhất Hạnh ổn định, nhưng ông ngủ sâu nhiều hơn và ít giao tiếp hơn. Pháp môn cũng kêu gọi các tín hữu cùng cầu nguyện và thực hành chánh niệm, suy tưởng những điều thiền sư chỉ giảng.
Các điều chỉ giảng dưới đây được Oprah Winfrey, người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng thế giới của Mỹ, từng có cuộc phỏng vấn ông năm 2009, chia sẻ. Bà ca ngợi những câu nói của ông có tác dụng truyền cảm hứng cho mọi người.
Share:

Đi học "nghệ thuật chuyển hóa khổ đau" giữa lòng nước Mỹ

Bài viết/bài đọc của H.A.S trên Radio Việt Nam ngày Thứ Hai, 16/09/2013: Đi học "nghệ thuật chuyển hóa khổ đau" giữa lòng nước Mỹ của H.A.S
Radiovietnam- Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có những chia sẻ ý nghĩa trong buổi nói chuyện có chủ đề “nghệ thuật chuyển hóa khổ đau” tại Khách sạn Boston Park Plaza (Mỹ) ngày 12/9 vừa qua.

Buổi nói chuyện của thiền sư Thích Nhất Hạnh_radiovietnam.vn

Làm thế nào để chế ngự được những âu lo, sợ hãi? Bằng cách nào để chuyển hóa được những nỗi khổ, niềm đau? Con đường nào đưa ta đến cuộc sống thảnh thơi, an lạc, ngập tràn hạnh phúc và tình yêu thương? Chỉ có một con đường duy nhất, đó là nghệ thuật chánh niệm, là ý thức hơi thở, là nghệ thuật lắng nghe sâu và sử dụng ngôn từ ái ngữ… 
Share:

Điều cần biết về cõi âm

Thuyết giảng: Thầy Thích Nhật Từ giảng tại Hội thảo khoa học nguyên cứu về tiềm năng con người tại viện bảo tàng quân khu 7
Share:

Vì Sao Chúng Ta Nên Phóng Sanh?

Thứ Ba, ngày 08 tháng 7 năm 2014
Share:

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Sự Thù Thắng Của Thế Giới Tây Phương Cực Lạc

Sự Thù Thắng Của Thế Giới Tây Phương Cực Lạc
Thế giới Cực Lạc đã xây dựng viên mãn thành tựu rồi. Không những là thế giới của Chân- Thiện- Mỹ- Huệ thành tựu viên mãn, tất cả những người vãng sanh về nơi đó, không một ai là không tu hạnh thanh tịnh. Tư tưởng, kiến giải, ngôn từ, tạo tác, không ai là không thanh tịnh đến cùng tột. Đều cực là trang nghiêm, tốt đẹp đến cực điểm! Thế giới Tây Phương, bất luận là hoàn cảnh vật chất, người, việc, không có một tí khiếm khuyết. Đọc xong những kinh văn này (là chỉ những kinh văn “Nhất hướng chuyên trí trang nghiêm diệu thổ”, “Trang nghiêm chúng hành”, “Ngã dĩ thành tựu trang nghiêm Phật thổ, thanh tịnh chi hành”, “Bỉ cực lạc giới, vô lượng công đức, cụ túc trang nghiêm”,… ), mà vẫn không muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới để gần gũi với A Di Đà Phật, người như thế thì giống thấy Lý từng nói “Phi ngu tức cuồng”, không là ngu muội, thì là cuồng vọng. Nói cách khác, đầu óc không bình thường. Người bình thường biết được sự thật này, lẽ nào lại không cầu sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc?
Share:

Không Nên Nhìn Lỗi Của Người

Không Nên Nhìn Lỗi Của Người
Một người tu đạo chân chánh là không nên nhìn lỗi của người khác. Nếu không thì lỗi của người cũng chính là lỗi của mình. Nói tâm tôi rất an tịnh, tôi không có như thế, trên thực tế, quý vị không biết rằng khi phát hiện ra khuyết điểm của người khác thì bản thân nó đã trở thành khuyết điểm của quý vị rồi. Sự thật này, chân lý này, người bình thường ít khi nhận ra. Có người nói tâm tôi rất an tịnh, tâm tôi rất tốt, hôm nay tôi rất vui, nhưng thật ra đó chỉ là cảm giác nhất thời của quý vị, hoặc là cách nghĩ tạm thời để khống chế mình có được những trạng thái tâm mong muốn. Một khi quý vị phát hiện ra khuyết điểm của người, thì ngay chỗ khởi tâm động niệm đó đã là khái niệm của phiền não rồi đấy!
Share:

Bốn Cách Niệm Phật Của Hòa Thượng Tinh Vân

Bốn Cách Niệm Phật Của Hòa Thượng Tinh Vân
Hòa thượng dạy: “Tôi đã niệm Phật hơn 50 năm, chủ trì các khóa tu Phật thất hơn 100 lần, nên đối với việc niệm Phật tôi có vài điều tâm đắc. Nay tôi muốn nói ra cho thính chúng nghe. Tôi đề ra 4 pháp niệm, tùy ai thích pháp niệm nào thì cứ theo pháp đó mà thực hành, đi đến chí thành tha thiết để được cảm ứng với Phật A-di-đà.
1. Dùng tâm bi thiết mà niệm Phật: (Như đang gặp nạn, xin Phật cứu ngay; gặp khổ, xin Phật rửa sạch oan khổ): giống như đứa bé bị oan ức, khóc to: “Ôi, mẹ ơi!” Nó rất thương tâm, gào khóc lớn xin mẹ giúp đỡ. Chúng ta niệm A-di-đà Phật cũng theo cách ấy. A-di-đà Phật! A-di-đà Phật! Niệm đến trào nước mắt, niệm đến đau khóc, nhỏ lệ, giống như đứa bé bơ vơ không nơi nương tựa, đem tất cả nỗi oan ức, đau thương giãi bày trước đấng Từ Phụ A-di-đà Phật, niệm hết mực thành khẩn để có thể rửa sạch sầu khổ trong lòng.
Share:

Đại Sư Pháp Chiếu Liên Tông Tứ Tổ

Pháp Chiếu đại sư, chưa rõ là người bậc thế nào? Trong năm Đại Lịch thứ hai đời nhà Đường, hàng đạo tục được biết ngài ở chùa Vân Phong tại Hoành Châu, thường chuyên cần tu tập.
Share:

Bát nhã tâm kinh giảng giải

I. GIẢNG ĐỀ KINH

Bài Bát-nhã Tâm Kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm hai trăm sáu mươi chữ.
Bát-nhã Tâm Kinh nói đủ là Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, gồm một phần chữ Phạn phiên âm là Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa và một phần chữ Hán là Tâm Kinh.
Share:

Bố thí



I .- Định nghĩa : Chữ Phạn Dâna phiên âm là Đàn Na có nghĩa là Thí tức là cho, trao tặng còn Bố là cùng khắp. Vậy Bố thí là cho khắp nơi, cho tất cả mọi người, mọi loài. Bố thí hay làm phước cũng cùng nghĩa như nhau. Bố thí là một trong Sáu Độ (Lục Độ Ba La Mật): Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.
Share:

Kinh điển Phật Giáo

Những bài pháp đức Phật thuyết trãi qua 45 năm hoằng hóa của ngài, đã không được ghi lại bằng văn tự từ lúc Phật đương thời cho đến mấy thế kỷ sau khi ngài nhập diệt, không phải lúc đó Ấn độ chưa có chữ viết, thật ra kinh Vệ Đà của Bà La Môn đã được ghi chép bằng chữ Phạn từ trước thời đức Phật.
Những đại đệ tử của Phật như Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên trước kia ở phái San Xa Dạ thuộc Lục Sư ngoại đạo, mỗi người có đến 100 đệ tử, cũng đại đệ tử như Đại Ca Diếp vốn thuộc dòng dõi Bà La Môn, còn những vị vương tử khác thuộc dòng dõi Sát Đế Lợi như A Nan, A Na Luật, Nan Đà, Ma Ha Nam . . . dĩ nhiên những người đó làu thông chữ nghĩa Sanscrit, nhưng kinh điển đã không được ghi chép vì theo Tạng Luật của nhiều bộ phái còn ghi lại sự kiện sau đây: "Bấy giờ có hai anh em Bà La Môn xin xuất gia theo Phật.
Share:

Hủ tiếu mỳ chay – Kim thực hiện

Nước lèo:

- Táo, lê, cà rốt, su su, củ sắn, củ cải gọt vỏ  rửa sạch cắt khúc, nấu khoảng 1 -2 tiếng cho ra chất ngọt, nêm nếm cho vừa ăn.
Share:

Tượng Phật có từ bao giờ?

HỎI: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng con chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
ĐÁP:
Căn cứ vào kinh “Phật thuyết Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng” (PTĐTCĐTT) (Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, tập 16, trang 790a), thì tượng Phật đã xuất hiện ngay từ thời Phật còn tại thế. Nguyên khởi là do vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di là người đầu tiên dùng gỗ thơm Chiên Đàn tạo ra hình tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Theo nội dung kinh văn đã nêu, thì sau thời gian gần bốn mươi chín năm thuyết pháp, hoá độ chúng sanh, trong một mùa an cư cuối cùng, đức Phật tạm rời nhân gian để lên cung Trời Đao Lợi thuyết kinh độ cho chư Thiên và Ma - Da thánh mẫu. Trong thời gian này, vua Ưu Đà Diên, một Phật tử thuần thành, sùng kính Tam bảo, không tìm thấy bóng dáng của Phật nên đã sanh lòng khát ngưỡng nhớ mong đến cực độ. Sự nhớ mong gặp được hình bóng oai nghiêm của đức Bổn sư đã làm cho vị vua này trăn trở nhiều đêm để cuối cùng nảy sinh ra một ý nghĩ: tạo hình tượng Phật. Việc làm đó nhằm để thể hiện lòng kính ngưỡng của mình cũng như lưu lại hình bóng của đức Thế tôn trong những lúc Ngài không hiện diện ở nhân gian.
Share:

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Nui xào thập cẩm

Nui xào thập cẩm
Mai Phương / Bếp Gia Đình

Đổi vị và phá cách một chút, bạn hãy thêm nui ống vào đĩa rau củ xào quen thuộc. Bạn sẽ có một món chay mới khá lạ miệng.

Share:

Chuyển Hóa Tâm Thức Chúng Ta

Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tuệ Uyển chuyển ngữ
Tâm thức là đối tượng của những áp lực do hoàn cảnh; nó dao động với chúng và tương tác với tác động của những cảm giác. Tiến trình vật chất và một tiêu chuẩn cao độ của đời sống cải thiện cho sự thoải mái và sức khỏe nhưng không hướng đến một sự chuyển hóa tâm thức, và tâm thức là điều duy nhất có thể cung ứng sự hòa bình bền lâu. Sự hạnh phúc thậm thâm vốn là bản chất tâm linh, không giống như cảm giác vui sướng khoái lạc.
Share:

Ai thấy pháp người ấy thấy Phật, ai thấy Phật người ấy thấy pháp

Trong tôi lúc nào cũng là mùa xuân, nhưng làm thế nào để biểu lộ cái tình xuân đó cho người khác hiểu, với tôi là một vấn đề rất khó. Mặc dù là vậy, nhung Thầy Đồng Văn, trụ trì chùa Tâm Giác vùng Munchen ở Đức vẫn nhờ tôi viết bài báo xuân cho chùa, lòng rất ngại nhưng không dám chối từ, sợ rằng viết ý xuân mà thành ý đông khiến người đọc lạnh giá, hoặc thành mùa hè nóng bức khô khan. Để tránh trường hợp này, do vậy tôi mượn đề tài này thay cho lời xuân ý xuân. Mong rằng Thầy và Phật tử của chùa không vì thế mà phiền lòng.
Nội dung mà chúng ta sẽ thảo luận trong bài viết ngắn này là “Ai thấy pháp là người ấy thấy Phật, ai thấy Phật người ấy thấy pháp”. Thật ra chủ đề này không phải tác giả tự đặt mà vốn là lời Phật dạy, được tìm thấy nhiều nơi trong kinh A hàm hay Nikaya.
Share:

Đại ý phẩm Phổ Môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

10/12/2015 16:57 (GMT+7)

Phải biết Quán Thế Âm Bồ-tát là dùng con mắt để nghe chứ không phải dùng lỗ tai, nếu chúng ta dùng con mắt nghe được mới là Quán Thế Âm, đạt đến cảnh giới này tất cả khổ đều được giải thoát.


Tạo sao gọi là Phổ Môn? vì tự tính của mình phổ biến khắp hư không pháp giới, nên gọi Phổ Môn. Kinh này do Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch vào đời Diêu Tần (406). Sao gọi Tam Tạng? Tam Tạng gồm Kinh, Luật, Luận, nếu thông suốt Kinh điển gọi là Kinh sư, thông suốt giới Luật gọi là Luật sư, thông suốt Luận gọi là Luận sư. Ngài Cưu Ma La Thập thông suốt cả Kinh, Luật, Luận, nên gọi Tam Tạng Pháp sư. Pháp sư chuyên về dịch Kinh, sự dịch Kinh rất đúng với ý Phật, được nhà Vua đương thời kính trọng. Sư đã nói trước rằng: “Nếu tôi dịch Kinh sai ý Phật thì hãy đem lưỡi tôi cắt đi; còn nếu tôi dịch đúng ý Phật, sau khi tôi mất, tất cả đều có thể hoại, ngoại trừ cái lưỡi”. Sau khi Sư tịch, đem đi trà tỳ, tất cả đều thiêu rụi, chỉ còn lại cái lưỡi. Chứng tỏ các Kinh do Ngài dịch không sai.
Share:

Muốn sống lâu trước hết phải sạch sẽ từ thân đến tâm!

09/03/2016 14:24 (GMT+7)
Đó là lời giản dị nhưng được đúc kết cả cuộc đời của một bậc cao tăng năm nay tròn 100 tuổi - Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN - sống giản dị và khiêm cung ở một ngôi chùa làng ở Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Ở tuổi 100, trải qua và là chứng nhân của nhiều giai đoạn lịch sử, có lúc rất khắc nghiệt, ngài vẫn giữ đạo phong của một người xuất gia mang dòng họ của Đức Phật. Sau nhiều lần thuyết phục, ngài đã dành cho Báo Giác Ngộ bài phỏng vấn trực tiếp đặc biệt dưới đây, trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.
* Bạch Hòa thượng, người xưa nói, thất thập cổ lai hy, nhưng ngài năm nay nữa sẽ tròn trăm, được xem là bậc đại thụ không chỉ Phật giáo VN, mà cả Phật giáo thế giới. Trong ngót trăm năm ấy, hẳn ngài đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống tu hành. Xin Hòa thượng cho chúng con hay về tâm nguyện cũng như những chặng đường gian khó mà Hòa thượng đã vượt qua?

Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ
- Tôi xuất gia từ lúc 5 tuổi, được người cô ruột là Ni trưởng Thích nữ Đàm Cơ đưa về chùa Quán ở Ninh Bình. Năm tôi 17 tuổi, được gửi đến tu học tại chùa Viên Minh (chùa Giáng) làm đệ tử Hòa thượng Thích Quảng Tốn. Thuở ấy toàn vùng này là nơi xa xôi vắng vẻ, lau sậy mọc um tùm, thú dữ rắn rết rất nhiều.
Share:

Bảy bước đi an lạc

GN - Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người. Kinh ghi: “Tỳ-kheo nào thành tựu bảy pháp tất được hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền Thánh, thẳng đến lậu tận”. Bảy pháp đó là biết pháp, biết nghĩa, biết thời, biết tiết độ, biết mình, biết chúng hội và biết người.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách thực tập bảy pháp này cho người Phật tử tại gia.
1. Biết pháp 
Biết pháp tức là biết thể loại của mười hai bộ kinh. Kinh ghi: “Thế nào gọi là Tỳ-kheo biết pháp? Nghĩa là Tỳ-kheo biết chánh kinh, ca vịnh, ký thuyết, kệ tha, nhân duyên, soạn lục, bản khởi, thử thuyết, sanh xứ, quảng giải, vị tằng hữu và thuyết nghĩa”. 
Như vậy, pháp ở đây được hiểu là tất cả những lời Phật dạy được trình bày, sắp xếp thành 12 loại, mà chúng ta quen gọi là “thập nhị bộ chân kinh”. Đức Phật đề nghị một vị Tỳ-kheo phải nắm vững 12 thể loại kinh điển này, như vậy mới được gọi là Tỳ-kheo biết pháp, ngược lại là không biết pháp. Kinh Tăng nhất A-hàm (quyển 50) đề nghị chúng ta phải đọc tụng kinh pháp nếu muốn đạt được bổn nguyện, đồng thời còn đề nghị trong 12 bộ kinh ấy phải chọn lấy một kinh để hành trì tu tập.
Share:

Chớ khởi tâm sợ hãi

01/03/2016 09:27 (GMT+7)


Muốn bình an thực sự thì hãy quay về điều phục và chuyển hóa tham sân si nơi chính mình.


GN - Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái chưa được đến cái đã được, từ điều chưa tới cho đến điều đã qua, nhất là lo sợ về cái chết của những người tuổi đã xế chiều. Dĩ nhiên biết sợ hãi cũng có lợi ích riêng, như khi sợ về quả báo của các việc xấu ác thì mình sẽ sống thiện lành hơn. Điều quan trọng là biết sợ những gì đáng sợ, và không sợ những gì không đáng sợ.
Share:
Blogger Tips And TricksLatest Tips For BloggersLatest Tips and Tricks
Loading...

Tổng số lượt xem trang

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Recent Comment

Like us on Facebook
Follow us on Twitter
Recommend us on Google Plus
Subscribe me on RSS
Blogger Widgets