Đi lễ chùa đầu năm là một sinh hoạt không thể thiếu của người dân trong dịp Tết đến, xuân về. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt Nam. Việc đi lễ chùa đầu năm còn có ý nghĩa để cầu an, cầu phúc cho mọi người trong gia đình...Dù đi làm ăn ở đâu xa, tết nguyên đán quay trở về nhà, thắp nén nhang trước mộ tổ tiên, viếng thăm ngôi chùa để lễ Phật, tâm tư lắng đọng trước bàn thờ Phật là dịp gần guỉ với thiêng liêng. Đi lễ đầu năm còn mang một ý nghĩa khác đó là hái lộc đầu năm, mang điều may mắn về cho gia đình. Ði lễ đình, chùa, miếu....xong, lúc trở về người Việt hay có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của trời đất phật thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá sum suê, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. Với một niềm tin tưởng vào việc hái lộc về trong đêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn. Trong dịp đầu năm đi chùa, niềm thích thú nhất của người Phật tử là được một lần đến thăm chùa Hương vào dịp đầu năm. Đây là một địa danh rất nổi tiếng, có thể từ bản nhạc duyên dáng truyền cãm từ bài thơ của thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp.
ĐI CHÙA HƯƠNG
(Nhạc Trung Đức, thơ Nguyễn Nhược Pháp)
Hôm nay em đi chùa Hương
Hoa cỏ còn mờ hơi sương
Cùng thầy me em vấn đầu soi gương
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Em đeo giải yếm đào
Quần lãnh, áo the mới
Tay em cầm chiếc nón quai thao
Chân em di đôi guốc cao cao
Đường đi qua bến Dục
Moi người ngắm nhìn em
Thẹn thùng em không nói
Em bây giờ mới tuổi mười lăm
Em hãy còn bé lắm (chứ) mấy anh ơi
Đường đi qua Đồng Vọng
Mọi người ngắm nhìn em
Thẹn thùng em không nói
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
CHÙA HƯƠNG
(Nhạc Trung Đức, thơ Nguyễn Nhược Pháp)
Hôm nay em đi chùa Hương
Hoa cỏ còn mờ hơi sương
Cùng thầy me em vấn đầu soi gương
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Em đeo giải yếm đào
Quần lãnh, áo the mới
Tay em cầm chiếc nón quai thao
Chân em di đôi guốc cao cao
Đường đi qua bến Dục
Moi người ngắm nhìn em
Thẹn thùng em không nói
Em bây giờ mới tuổi mười lăm
Em hãy còn bé lắm (chứ) mấy anh ơi
Đường đi qua Đồng Vọng
Mọi người ngắm nhìn em
Thẹn thùng em không nói
Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
phong cảnh quần thể của chùa Hương
Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, sau được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.
Đi chùa hương bằng xuồng
Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán 南天第一峝 (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1767-1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên.
Chùa Hương với thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp
Thi s
ĩ Nguyễn Nhược Pháp, sinh ngày 12/12/1914, quê làng Phượng Vũ - Phú Xuyên - Hà Tây. Năm 18 tuổi, ông bắt đầu sự nghiệp viết báo, làm thơ, truyện ngắn và kịch. Nguyễn Nhược Pháp được hai nhà phê bình thơ nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam là Hoài Thanh, Hoài Chân đánh giá: "Với vài ba nét đơn sơ, Nguyễn Nhược Pháp đã làm sống lại cả một thời xưa. Thơ ông đậm đà những nét phong tục xưa, những nếp văn hoá truyền thống được thể hiện qua những nét tinh tế mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc nhưng không thể thấy dấu tích một nhà thơ xưa nào. Người mất năm 24 tuổi, tấm lòng trắng trong như hồi còn thơ".
Thi phẩm Chùa Hương ra đời trong hoàn cảnh rất kỳ thú. Hội Chùa Hương năm 1934, ông cùng nhà văn Nguyễn Vỹ và hai người bạn nữ sinh Hà thành đi trẩy hội. Đến rừng mơ, hai văn nhân gặp một bà mẹ cùng cô gái độ tuổi trăng rằm vừa bước lên những bậc đá vừa niệm phật "Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát”.
Động Hương Tích trong quần thể của chùa Hương
Vẻ đẹp thánh thiện mang nét chân quê của cô gái đã hớp hồn hai chàng thi sĩ khiến họ trân trân nhìn quên cả hai bạn gái cùng đi. Nguyễn Nhược Pháp lại gần hỏi:
"Tại sao trông thấy chúng tôi cô lại không niệm phật nữa?"
Cô gái bối rối, thẹn thùng như muốn khóc. Hai người bạn gái gọi hai chàng thi sĩ để đi tiếp nhưng họ đã bị hớp hồn, tai đâu còn nghe thấy. Giận dỗi, họ bỏ đi. Lúc bừng tỉnh, hai văn nhân không thấy các cô đâu, vội len thốc len tháo, lách qua những dòng người đang trẩy hội nhưng tìm đâu cho thấy. Mệt và ngán ngẩm, hai thi sĩ quay lại tìm cô gái chân quê thì cả hai mẹ con cũng đã lẫn vào dòng người.
Đêm đó, Nguyễn Nhược Pháp không sao chợp mắt được. Hình ảnh cô gái chân quê đi chùa Hương khiến ông xúc động viết lên những vần thơ có sắc màu tươi vui, hình ảnh ngộ nghĩnh, cả hồn người lẫn vẻ đẹp của ngày xưa hiện lên trên từng câu, từng chữ :
Hoa cỏ mờ hơi sương.
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao,
Em đeo giải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới,
Tay cầm nón quai thao.
Me cười: «Thầy nó trông!
Chân đi đôi dép cong,
Con tôi xinh xinh quá!
Bao giờ cô lấy chồng?»
Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm,
Nhờ mối mai đưa tiếng,
Khen tươi như trăng rằm.
Nhưng em chưa lấy ai,
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm!
(Ý đợi người tài trai.)
Em đi cùng với me.
Me em ngồi cáng tre,
Thầy theo sau cưỡi ngựa,
Thắt lưng dài đỏ hoe.
Thầy me ra đi đò,
Thuyền mấp mênh bên bờ.
Em nhìn sông nước chảy
Đưa cánh buồm lô nhô.
Bến Đục
Mơ xa lại nghĩ gần,Đời mấy kẻ tri âm?
Thuyền nan vừa lẹ bước,
Em thấy một văn nhân.
Người đâu thanh lạ thường!
Tướng mạo trông phi thường.
Lưng cao dài, trán rộng.
Hỏi ai nhìn không thương?
Chàng ngồi bên me em,
Me hỏi chuyện làm quen:
«Thưa thầy đi chùa ạ?
Thuyền đông, trời ôi, chen!»
Chàng thưa: «Vâng thuyền đông!»
Rồi ngắm trời mênh mông,
Xa xa mờ núi biếc,
Phơn phớt áng mây hồng.
Dòng sông nước đục lờ.
Ngâm nga chàng đọc thơ.
Thầy khen: «Hay! Hay quá!»
Em nghe rồi ngẩn ngơ.
Thuyền đi, Bến Đục qua.
Mỗi lúc gặp người ra,
Thẹn thùng em không nói:
«Nam Mô A Di Đà!»
......
......
(trích thơ Nhược Pháp)
Nguồn: http://khanh-blog.over-blog.com/article-hom-qua-em-i-chua-h-ng-thi-s-nguy-n-nh-c-phap-va-ng-i-p-ao-en-59822997.html
Phong cảnh chung quanh Chùa Hương Tích không phải chỉ dành riêng cho chàng thi sĩ Nhược Pháp, mà còn là đề tài cho nhiều thi sĩ nổi tiếng trong làng văn học VN như:
Chùa Hương trời điểm lại trời tô
Một bức tranh tình trải mấy Thu
Xuân lại xuân đi không dấu vết
Ai về ai nhớ vẫn thơm tho.
Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt
Đá hỏm hang đen tối tối mò.
Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối
Phàm trần chưa biết, nhắn nhe cho.
Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom
Người quen cõi Phật quen chân xọc
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót
Con thuyền vô trạo cúi lom khom
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại
Rõ khéo Trời già đến dở dom.
Vào những ngày tổ chức lễ hội đầu năm, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo nhiều cảm hứng cho người đi hội.
Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng. Vì vậy mà leo núi Hương Sơn dẫu có mệt nhưng có cảnh có người và có không khí của ngày hội nên ai cũng cảm thấy thích thú với cuộc chơi sông núi của mình. Cuộc leo núi ấy tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp.
Có thể n
ói, trẩy hội chùa Hương vào đầu năm không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.
Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực.
Đi lễ chùa Hương đầu xuân, là đến với sự thánh thiện, thanh tao như rũ bỏ được những phiền muộn, lo toan. Đồng thời đến với cửa chùa như gạt bỏ đi hết những cái cũ mà mong chờ vào những điều mới tốt đẹp hơn cho suốt một năm dài. Đồng thời nó gắn liền với tổ tiên khi biết tri ân với những bậc thánh nhân. Tác giả cũng ước ao được một lần đến thăm chùa Hương vào một dịp đầu năm nào khi đất nước không còn cộng sản ngự trị trên quê hương VN.
Nguyễn Thị Hồng đầu năm Bính Thìn 2016 (7/2/2016)
Nguồn Blog Cuộc sống vươn lên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét