•Bố cáo kinh chuyển pháp luân
Đức Như Lai là đấng Giáo chủ, đã chứng bậc vô thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác, những Pháp trong thế gian chẳng ai hành được, Ngài có thể làm cho hành theo được, rất chơn chánh.Ngài chuyển Pháp-Luân lần đầu giảng giải về 2 Pháp thái quá, là Pháp thấp thỏi, cùng con đường Trung đạo, và Trí tuệ hiểu thấy phân minh Tứ Diệu-Đế là Trí tuệ thanh bạch. Nay chúng con tụng kinh “Chuyển Pháp-Luân” của đức Chánh-Biến-Tri, là bậc Pháp-Vương, đã diễn giải chắc chắn. Kinh ấy công bố về quả Chánh-Biến-Tri, mà các bậc A-XÀ-LÊ đã hội họp kết tập, chỉnh đốn theo Phạn Ngữ PĀLI bằng văn thường, không lẫn lộn kệ ngôn. (1 lạy)
•Chánh kinh
Evaṃ me sutaṃ Ekaṃ samayaṃ bhagavā bārāṇasiyaṃ viharati isipatane migadāye. Tatra kho bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi Dveme bhikkhave antā pabbajitena na sevitabbā katame dve? Yo cāyaṃ kāmesu kāmasukhalli kānuyogo hīno gammo poṭhujjaniko anariyo anatthasañhito.Yo cāyaṃ attakilamathānu yogo dukkho anariyo anatthasañhito. Ete te kho bhikkhave ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati Katamā ca sā bhikkhave majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā, cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo. Seyyathīdaṃ: sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi ayaṃ kho sā bhikkhave majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati Idaṃ kho pana bhikkhave dukkhaṃ ariyasaccaṃ: jātipi dukkhā jarāpi dukkhā maraṇampi dukkhaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsāpi dukkhā appiyehi sampayogo dukkho piyehi vippayogo dukkho yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā. Idaṃ kho pana bhikkhave dukkhasamudayo ariyasaccaṃ yāyaṃ taṇhāponobbhavikā nandirāgasahagatā tatratatrābhinandinī. Seyyathīdaṃ: kāmataṇhā bhavataṇhā vibhavataṇhā. Idaṃ kho pana bhikkhave dukkhanirodho ariyasaccaṃ yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo. Idaṃ kho panabhikkhave dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo seyyathīdaṃ: sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammā ājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi. Idaṃ dukkhaṃ ariyasaccanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyyanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññātanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Idaṃ dukkhasamudayo ariyasaccanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayo ariyasaccaṃ pahātabbanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayo ariyasaccaṃ pahīnanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi.Idaṃ dukkhanirodho ariyasaccanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesucakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodho ariyasaccaṃ sacchikātabbanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodho ariyasaccaṃ sacchikatanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃudapādi ñāṇam udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabbanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvitanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi Yāvakīvañca me bhikkhave imesu catūsu ariyasaccesu evanti parivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ na suvisuddhaṃ ahosi, neva tāvāhaṃ bhikkhave sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho paccāññāsiṃ yato ca kho me bhikkhave imesu catūsu ariyasaccesu evanti parivattaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi athāhaṃ bhikkhave sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho paccāññāsiṃ ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi akuppā me vimutti ayamantimā jāti natthidāni punabbhavoti Idamavoca bhagavā attamanā pañcavaggiyā bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinanduṃ imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhañña-māne āyasmato koṇḍaññassa virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādi yaṅkiñci samudayadhammaṃ sabbantaṃ nirodhadhammanti. Pavattite ca bhagavatā dhammacakke bhummā devā saddamanussāvesuṃ etambhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brāhmuṇā vā kenaci vā lokasminti bhummānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā cātummahārājikā devā saddamanussāvesuṃ cātummahārājikānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā tāvatiṃsā devā saddamanussāvesuṃ tāvatiṃsānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā yāmā devā saddamanussāvesuṃ yāmānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā tusitā devā saddamanussāvesuṃ tusitānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā nimmānaratī devā saddamanussāvesuṃ nimmānaratīnaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā paranimmitavasavattī devā saddamanussāvesuṃ paranimmitavasavattīnaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā brahmakāyikā devā saddamanussāvesuṃ etambhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasminti. Itiha tena khaṇena tena muhuttena yāva brahmalokā saddo abbhuggachi. Ayañca dasasahassī lokadhātu saṅkampi sampakampi sampavedhi. Appamāṇo ca olāro obhāso loke pāturahosi atikkammeva devānaṃ devānubhāvaṃ. Atha kho bhagavā udānaṃ udānesi. Aññāsi vata bho koṇḍañño Aññāsi vata bho koṇḍaññotiItihidaṃ āyasmato koṇḍaññassa aññākoṇḍañño tveva nāmaṃ ahosīti.
* Nghĩa
Tôi là A-NAN-ĐA được nghe lại như vầy: Thuở đức Thế Tôn ngự tại rừng Hưu (Isipatanamigadāyavana) gần thành Bārāṇasī. Đức Thế Tôn một hôm gọi 5 Thầy Tỳ khưu, ngụ nơi ấy, dạy rằng: Nầy các Thầy Tỳ khưu! 2 Pháp thái quá, là Pháp tu thấp thỏi. Những bậc xuất gia, chẳng nên xu hướng theo, chẳng nên hành theo. Hai Pháp thái quá ấy, thế nào? Một là, Pháp làm cho thân tâm quyến-quyến theo tình dục, Pháp hèn hạ. Pháp của kẻ thế, Pháp của Phàm nhơn, chẳng phải của bậc cao nhơn. Chẳng có lợi ích chi. Hai là, Pháp làm cho khổ khắc thân tâm, nhân làm cho thân hình đau đớn. Chẳng phải là Pháp của bậc cao nhơn. Chẳng có lợi ích chi. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Sự tu hành theo con đường giữa, không thiên theo 2 điều thái quá ấy, mà Như Lai đã được đại ngộ, là Pháp làm cho phát sanh, sự thấy biết phân minh, sự an tịnh có Trí tuệ, sự hiểu biết chơn chánh, sự dứt khổ. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Sự tu hành theo con đường giữa, mà Như Lai đã được đại ngộ, là sự tu hành cho phát sanh Tuệ Nhãn, sự hiểu biết phân minh đích xác, sự an tịnh có Trí tuệ, sự hiểu biết chơn chánh, sự dứt khổ ấy là thế nào? Là Bát Chánh đạo, Pháp như con đường có 8 nẻo cao thượng. Bát Chánh đạo ấy thế nào? Thấy hiểu chơn chánh. Suy nghĩ chơn chánh. Nói lời chơn chánh. Nghề nghiệp chơn chánh. Nuôi mạng chơn chánh. Tinh tấn chơn chánh. Tư tưởng chơn chánh. Định tâm chơn chánh. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Bát chánh đạo, là con đường giữa, mà Như Lai đã đi và đã được đại ngộ, là sự tu hành theo, cho đặng phát sanh Tuệ Nhãn, sự hiểu biết phân minh thật tướng, tu cho đặng sự an tịnh, cho có Trí tuệ, cho đặng hiểu biết chơn chánh, cho đặng dứt khổ. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Sanh, là sự hội họp ngũ uẩn, là nhân đem đến sự khổ; Lão, là già cả yếu đuối, cũng là nhân đem đến sự khổ; Bịnh, là sự đau ốm cũng là nhân đem đến sự khổ; Tử, là sự tan rã ngũ uẩn, cũng là nhân đem đến sự khổ; Uất ức, bực tức trong lòng không bày tỏ ra được, cũng là nhân đem đến sự khổ; Không ưa mà họp, cũng là nhân đem đến sự khổ; Ưa mà phải lìa, cũng là nhân đem đến sự khổ. Các sự thống khổ hầu hết có nhân sanh khổ ấy, gọi là Khổ Diệu-đế. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Sự thương muốn nào hằng tạo ra kiếp thoát sanh mới, do bởi tình dục là mối ham muốn trong lòng, thường thường ưa thích điều vui sướng theo các cảnh giới; Sự thương muốn ấy là thế nào? Sự thương muốn ấy là: - Dục ái - Hữu ái - Phi hữu ái. Cả 3 sự ham muốn ấy gọi là Tập khổ Diệu-đế. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Cách dứt khỏi sự thương muốn, chẳng còn dư sót, do nhờ Bát-Chánh-Đạo, cách tránh khỏi ái dục, cách dứt bỏ ái dục, cách thoát khỏi ái dục chẳng còn dư sót, do nhờ Bát-Chánh-Đạo ấy, gọi là Diệt khổ Diệu-đế. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Bát-Chánh-Đạo cao thượng ấy là thế nào? Hiểu biết chơn chánh; Suy nghĩ chơn chánh; Nói lời chơn chánh; Nghề nghiệp chơn chánh; Nuôi mạng chơn chánh; Tinh tấn chơn chánh; Tư tưởng chơn chánh; Định tâm chơn chánh; Bát-Chánh-Đạo ấy gọi là: Diệt khổ Đạo Diệu-đế. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu rằng: Đây là Khổ Diệu-đế như thế. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu rằng Khổ Diệu-đế nầy, nên ghi nhớ bằng Trí tuệ như thế. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu rằng: Khổ Diệu-đế nầy, Như Lai đã ghi nhớ được rồi như thế. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu rằng: Đây là Tập khổ Diệu-đế như thế. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được thấy được hiểu rằng: Tập khổ Diệu-đế nầy, phải dứt trừ như thế. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được thấy, được hiểu rằng: Tập khổ Diệu-đế nầy, Như Lai đã hành được phân minh như thế. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được thấy, được hiểu rằng: Đây là Diệt-khổ Diệu-đế như thế . Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được thấy, được hiểu rằng: Diệt-khổ Diệu-đế nầy phải hành cho phân minh như thế. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu rằng: Diệt-khổ Diệu-đế nầy Như Lai đã hành được phân minh như thế. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu rằng: Đây là Diệt-khổ Đạo Diệu-đế như thế. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được thấy, được hiểu rằng: Diệt-khổ Đạo Diệu-đế nầy phải hành cho tăng tiến như thế. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu rằng: Diệt-khổ Đạo Diệu-đế nầy, Như Lai đã hành được tăng tiến rồi như thế. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Bao giờ Tuệ biết rõ, thấy rõ theo lẽ chánh: Có 3 Luân, 12 Thể, vận chuyển trong Tứ Diệu-Đế ấy chưa phát sanh trong sạch đến Như Lai. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Trong khi Như Lai chưa có sự hiểu biết cao siêu hơn trong các thế giới luôn cả cõi Trời, cõi Ma Vương, cõi Phạm Thiên, trong vòng nhứt thiết chúng sanh, luôn cả bậc Sa-Môn và Bà-La-Môn, cùng chư nhơn và ngoài hạng người ra nữa, thì Như Lai cũng chưa gọi mình là bậc chứng quả Chánh-Biến-Tri vậy. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Khi nào Tuệ biết rõ, thấy rõ theo lẽ Chánh, có 3 luân và 12 thể, theo trong Tứ Diệu-Đế ấy đã phát sanh trong sạch đến Như Lai. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Thì Như Lai được gọi là bậc Vô thượng Chánh-Biến-Tri, vì trong các thế giới, những cõi Trời, cõi Ma Vương, cõi Phạm Thiên trong vòng nhứt thiết chúng sanh, luôn cả bậc Sa-Môn, và Bà-La-Môn, cùng chư nhơn và ngoài hạng người ra nữa, chẳng có sự hiểu biết nào, cao siêu hơn sự hiểu biết của Như Lai. Tuệ biết rõ, thấy rõ đã phát sanh cho nên Như Lai biết rằng sự giải thoát phiền não của Như Lai chẳng còn lay động, biến đổi nữa, kiếp nầy là kiếp chót, từ đây Như Lai chẳng còn thọ sanh kiếp khác nữa. Đức Thế Tôn giảng giải kinh “Chuyển Pháp-Luân” rồi, 5 Thầy Tỳ khưu phát lòng hoan hỷ vô hạn. Trong khi đức Như Lai giảng giải kinh vô kệ này, thì Pháp Nhãn là đạo Tu-Đà-Hườn, đạo diệt trừ bụi nhơ là tình dục, phát sanh đến Kiều-Trần-Như, Ngài đã biết rõ: Cái chi có tánh cách sanh tự nhiên, đều có tánh cách diệt tự nhiên. Khi đức Như Lai giảng giải kinh “Pháp-Luân” vừa dứt, tất cả Chư Thiên ngự trên địa cầu bèn ca tụng rằng: Bánh xe Pháp này là bánh xe vô thượng, những Sa-Môn, Bà-La-Môn, Chư Thiên, Ma Vương, Phạm Thiên hoặc một bậc nào trong thế giới, đều không diễn giải được. Chỉ có đức Như Lai Ngài giảng giải rồi, trong rừng Isipatanamigadāya, gần thành Bārāṇasī. Chư Thiên trong cõi Tứ Đại Thiên-Vương được nghe tiếng ca tụng của Chư Thiên ngự trên địa cầu, rồi bèn đồng nhau ca tụng theo lời ngợi khen ấy. Chư Thiên trong cõi Trời Đạo-Lợi được nghe tiếng của Chư Thiên trong cõi Tứ Đại Thiên-Vương, rồi liền ca tụng y như thế ấy. Chư Thiên trong cõi Trời Dạ-Ma được nghe tiếng của Chư Thiên trong cõi Trời Đạo-Lợi, cũng đều ca tụng lời ngợi khen ấy. Chư Thiên trong cõi Trời Đâu-Xuất-Đà được nghe tiếng của Chư Thiên trong cõi Trời Dạ-Ma, rồi cũng rập nhau ca tụng theo nữa. Chư Thiên trong cõi Trời Hóa Lạc Thiên, được nghe tiếng của Chư Thiên trong cõi Trời Đâu-Xuất-Đà rồi, đồng thinh ca tụng tiếp theo.Chư Thiên trong cõi Trời Tha Hóa Tự Tại được nghe tiếng của Chư Thiên trong cõi Trời Hóa Lạc Thiên, rồi cũng đồng nhau ca tụng lời ngợi khen ấy. Chư Thiên trong hàng Phạm Thiên, được nghe tiếng của Chư Thiên trong cõi trời Tha Hóa Tự Tại, rồi cũng lập lại mà ca tụng như vầy: Chẳng có Pháp-Luân nào cao siêu hơn Pháp-Luân nầy. Chư Sa-Môn, Bà-La-Môn, Chư Thiên, Ma Vương, Phạm Thiên, hoặc một người nào trong các thế giới cũng chẳng diễn giải được, chỉ có đức Thế Tôn Ngài đã giảng giải rồi, trong rừng Isipatanamigadāyavana, gần thành Bārāṇasī. Tiếng ca tụng liên tiếp vang dội đến cõi Phạm Thiên chỉ trong nháy mắt. Do sự truyền báo ca tụng mà cả 10.000 thế giới thảy đều rung động, luôn cả trên dưới và các phương. Có cả hào quang rực rỡ vô cùng vô tận, cao siêu hơn hào quang của tất cả Chư Thiên, chiếu diệu trong thế giới. Liền đó đức Thế Tôn là đấng Giáo chủ bèn lên tiếng rằng: Kiều-Trần-Như đã được đại ngộ; A-Nhã-Kiều-Trần-Như đã được đại ngộ. Từ đây A-Nhã-Kiều-Trần-Như được gọi là đức Kiều-Trần-Như.
Nguồn tin: Mhà
Nguồn chép từ phatgiaonguyenthuy.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét