Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Ý nghĩa của các từ Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng

Theo nghĩa chung thì Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng đều là những tu sĩ Phật giáo, là chư Tăng, cũng còn gọi là Tỳ kheo (Bhiksu - Bhikkhu), và theo tên gọi chung vốn có từ trước thời Đức Phật thì đó là các vị sa môn (Sramana - Samana) tức là các tu sĩ, lìa bỏ gia đình, sống thanh bần, ẩn dật…

Ba từ ngữ trên đều dùng để tôn xưng, do người khác nêu lên để tỏ sự kính trọng đối với một vị tu sĩ Phật giáo có trí tuệ, đức độ, chứ không phải dùng để tự xưng. Để tự xưng, thường thì các vị đạo hạnh ưa dùng từ Tỳ kheo trước pháp danh.


Trường hợp này cũng như các từ tôn xưng Ngài, Đức, Tôn đức, Tôn giả… vậy, không ai tự xưng mình như thế cả.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay phân biệt như sau:

- Đại đức: vị Tăng thọ Đại giới (250 giới sau ít nhất 2 năm thọ giới Sa di (10 giới) và tu tập ít nhất 2 năm, tuổi đời ít nhất là 20 tuổi.

- Thượng tọa: Vị Đại đức có tuổi đạo ít nhất là 25 năm (tuổi đời trên 45 tuổi).

- Hòa thượng: vị Thượng tọa có tuổi đạo ít nhất là 40 năm (tuổi đời trên 60 tuổi).

Danh hiệu "Đại lão Hòa thượng" được dùng để gọi những vị Hòa thượng có tuổi đạo từ 60 năm trở lên, và thường tuổi đời trên 80 tuổi.

Tuy không dùng để tự xưng, các từ ngữ này cũng thường được dùng trước pháp danh trên các giấy tờ, thông bạch, văn thư… của chùa và Giáo hội.

Cờ Phật giáo có từ bao giờ và ý nghĩa ra sao?

Người phác họa ra lá cờ Phật giáo là ông Henry Steel Olcott, nguyên là đại tá Hải Quân của Quân đội Hoa Kỳ, sinh năm 1832 tại New Jersey (Hoa Kỳ) và mất năm1907 tại Adyar (Ấn Độ).
 
Năm 1889, ông cùng Thượng Tọa Sumangala (người Tích Lan) phỏng theo sáu màu hào quang của Đức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và màu tổng hợp của năm màu này) để phác họa ra mẫu cờ Phật giáo.

Lá cờ này đã được công bố trên báo năm 1885 và được treo cũng năm này, vào lễ Phật Đản đầu tiên ở Sri Lanka dưới chế độ cai trị của thực dân Anh. Năm sau, ông đã sửa lại lá cờ thành hình dạng như bây giờ và được treo tại Lễ Phật Đản năm 1886.

Năm 1950, Đại hội Phật giáo Thế giới đã công nhận đây là lá cờ chính thức của Phật giáo thế giới. Tại chùa Từ Đàm (Huế), Đại Hội Phật giáo ba miền Việt Nam năm 1951 đã chấp nhận lá cờ này cũng là cờ Phật giáo Việt Nam.

1- Cờ Phật giáo gồm 5 sắc: xanh, vàng, đỏ, trắng, và vàng cam là tượng trưng năm đạo hào quang của Đức Phật, biểu tượng cho đức tánh viên mãn:

- Màu xanh: tượng trưng cho thiền định.

- Màu vàng: tượng trưng cho trí huệ.

- Màu đỏ: tượng trưng cho tinh tấn.

- Màu trắng: tượng trưng cho thanh tịnh.

- Màu vàng cam: tượng trưng cho từ bi.

Ngoài ý nghĩa biểu trưng năm đạo hào quang của Đức Phật, cờ Phật giáo còn:

2-  Tượng trưng cho năm căn: Năm căn gồm có: Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và huệ căn. Đây là 5 đặc tính tinh thần tạo thành sức mạnh để cho phật tử có đủ nghị lực và khả năng thẳng tiến trên đường giác ngộ.

Ngoài ra còn bao hàm ý nghĩa tượng trưng cho 5 phù trần căn. Đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân. Sinh hoạt của mỗi con người đều nương vào năm căn, tức là năm giác quan. Năm căn tiếp xúc với năm trần (màu, sắc, âm thanh, mùi vị, chạm xúc) sinh ra năm thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức).

alt

Cờ Phật giáo

Mấy ngày qua, nhiều ngôi chùa đã hân hoan tổ chức lễ Phật đản Phật lịch 2558. Tại Saigon, vì sính những kỷ lục to lớn, người ta đã tạo tác những lá cờ Phật giáo với kích thước lớn và vật liệu khác thường:

- Làm bằng xôi 5 màu, kích thước 2x5m. Trọng lượng gạo nếp để thực hiện tác phẩm này là 500kg.

- Làm bằng bánh hỏi 5 màu, cũng kích thước 2x5m,và trọng lượng nguyên liệu bột để thực hiện là 500kg.

Trước đó, tại Chùa Đại Bi (Ninh Bình) đã trưng bày lá cờ Phật giáo bằng hoa tươi lớn nhất châu Á, dài 15m, rộng 4m với 5 màu hoa. Cờ được tạo nên từ 255,800 bông hoa tươi gồm các loài: cúc, lan môn, phăng, binh bong. Tổng trọng lượng của lá cờ và khung sắt hơn 6 tấn. Đây là công trình chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2014.

alt
Lá cờ Phật giáo bằng hoa tươi lớn nhất châu Á tại Chùa Đại Bi (Ninh Bình)
Socializer Widget by Khánh Nguyễn
SOCIALIZE IT →
FOLLOW US →
SHARE IT →
Share:

0 nhận xét:

Facebook Blogger Plugin: Bloggerized by AllBlogTools.com Enhanced by MyBloggerTricks.com

Đăng nhận xét

Blogger Tips And TricksLatest Tips For BloggersLatest Tips and Tricks
Loading...

Tổng số lượt xem trang

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Recent Comment

Like us on Facebook
Follow us on Twitter
Recommend us on Google Plus
Subscribe me on RSS
Blogger Widgets